Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Học thư pháp (tiếng anh)

http://design.tutsplus.com/series/mastering-calligraphy--cms-558

Khắc chữ thư pháp trên quả dưa ngày Tết, cưới hỏi

Những năm gần đây, nhiều người đã biến tấu trái dưa hấu thông thường thành một loại trái cây  cho ngày Tết đặc sắc bởi những sáng tạo thú vị, trong đó có nghệ thuật khắc chữ thư pháp.
Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Toàn cảnh quy trình khắc chữ thư pháp trên quả dưa.Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Chị Lê Trần Thị Hồng Hạnh (ngụ ấp Thanh Hân, xã Thạnh Đức, huyện Long Hồ, Vĩnh Long) là nghệ nhân của loại hình thư pháp đặc biệt này. Chị cho biết năm nay mình đã nhận đặt hàng trăm quả dưa của khách hàng khắp nơi. Mỗi quả dưa khắc có giá dao động từ 100.000 - 150.000 đồng, tùy theo độ lớn nhỏ và số chữ khắc.
Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Những quả dưa hấu được khắc thư pháp đẹp mắt sẽ là một điểm nhấn thú vị cho bàn tiếp khách của gia đình vào các ngày Tết.Can canh khac chu thu phap tren qua dua ngay Tet
Ngoài phục vụ cho những ngày Tết thì dưa hấu khắc chữ thư pháp cũng đang rất được ưa chuộng ở các dịp cưới hỏi.

Học thư pháp qua video


BÚT LÔNG những điều cần biết khi mua và sử dụng | bút lông viết thư pháp

Trung Hoa gọi là “Mao Bút”, là một tuyệt phẩm của nhân loại (theo truyền thuyết bút lông được người Trung Quốc phát minh khoảng 221 năm trước Công Nguyên). Nguyên liệu thường được dùng để làm bút ban đầu chủ yếu dùng lông cầm thú như lông dê, lông hưu, lông nai, lông heo, lông cọp, báo…
Trải qua hơn 2000 ngàn năm, cây bút lông được người Trung Quốc hoàn thiện dần và tạo ra nhiều chủng loại, mẫu mã, tính năng phong phú đa dạng.
Cấu tạo của bút lông gồm hai phần: Thân bút (cán bút) và ngọn bút. Có rất nhiều chủng loại khác nhau từ trước đến nay, mỗi loại có một đặc tính và chức năng khác nhau. Sự khác biệt đó là do chất liệu cũng như độ dài của lông được dùng làm ngọn bút.
Có 3 loại bút lông chính: Bút lông mềm, bút lông cứng, và bút lông pha.
- Bút lông mềm: Thường được chế tạo từ lông dê, tóc thai nhi…Với tính năng mềm mại nhu nhuyễn, nên hấp thu được nhiều mực tạo ra nét chữ đầy đặn, nét bút linh hoạt uyển chuyển khi vận bút.
- Bút lông cứng: Thường được chế tạo từ lông thỏ lông sói, râu chuột… Với tính năng cương kiện, đầu bút chắc khoẻ, có tính đàn hồi cao. Nhưng khi hạ bút khó tạo được đường cong, nhấc bút thường để lại dấu, hay lộ rõ những mảng sướt của ngọn bút trên mặt giấy.
- Bút lông pha: Kết hợp loại lông cứng và lông mềm để tạo ra một loại bút có tính năng dung hoà, loại bút này vừa có nhu, có cương hỗ trợ cho nhau về các tính năng nên rất tiện để sử dụng.
Đối với người mới tập viết dùng loại bút lông cứng và có chiều dài lông ngắn thì dễ điều khiển hơn. Đối với người đã thành thạo, có nhiều kinh nghiệm nên sử dụng loại bút lông mềm với tính năng mềm mại hơn, dễ dàng sáng tạo những đường nét đặc biệt với hiệu quả riêng của nó. Với loại bút lông pha thì ta được đặc tính của cả hai loại bút, thích hợp với những tác phẩm có kích thước lớn.
Chiều dài ngọn bút cũng ảnh hưởng không ít đến sự thành công của tác phẩm. Những loại bút có đầu lông dài và dày thường giữ được lượng mực nhiều hơn, hạn chế việc ngừng lại chấm thêm mực khi đang viết sẽ gián đoạn cảm xúc của người viết. Nếu bạn muốn viết tác phẩm với kích thước nhỏ, cũng nên dùng cây bút có kích thước to hơn kích thước một nét chính trong chữ, như thế bút mới chứa đủ mực để viết, nét sẽ dày và mạnh mẽ. Không nên tì hết mức ngọn bút xuống mặt giấy để viết chữ to, khi đó ngọn bút tòe ra và không đàn hồi lại được, lượng mực được giữ trong phần bụng bút sẽ bị thấm hết ra giấy phải tốn thêm giai đoạn chấm mực và vuốt cọ. Đối với loại bút nhỏ thì không bao giờ nên dùng để viết chữ to hơn nó.

CÁCH CHỌN BÚT:Khi mua bút về sau khi rửa sạch lớp keo, bạn nhúng bút vào nước và giũ thật mạnh. Nếu bút tốt thì sẽ hội đủ các yếu tố sau đây: TIÊM, TỀ, VIÊN, KIỆN.
-Tiêm nghĩa là nhọn, khi nhúng ngọn bút vào mực hay nước thì lông bút túm lại đến phần đầu bút phải thật nhọn.
-Tề là ngay ngắn, tất cả các sợi lông phải được xếp đều đặn ngay ngắn từ gốc đến ngọn, không xiên qua xéo lại. Lúc bút khô, xoè ngọn bút ra trên mặt giấy, nếu thấy lông bút xòe đều ra như hình rẽ quạt thì là bút tốt.
-Viên là tròn đều, quan sát thấy xung quanh ngọn bút no đầy, bốn mặt tròn đều không bị lõm vào hay lồi ra.
- Kiện là cứng cáp, ngọn bút có độ đàn hồi cao, nhấn bút xuống mặt giấy khi nhấc lên, ngọn bút trở lại trạng thái ban đầu.
Khi mua bút chúng ta chỉ quan sát được ngọn bút có nhọn và tròn đều hay không thôi, vì bút được nhúng một loại hồ đặc biệt của nhà sản xuất.
Cán bút thường được làm bằng tre, gỗ, sành , sứ hoặc sừng…Dù được làm bằng chất liệu gì đi nữa thì cán bút phải thẳng và tròn đều.
SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN BÚT:
Khi mua bút lông về, phải ngâm vào nước lã khoảng 15-30 phút cho tan đi phần hồ. Sau đó rửa sạch. Mỗi lần sử dụng nên nhúng ngọn bút vào nước cho bút “no nước” sau đó dùng khăn giấy để thấm bớt nước ra rồi mới chấm vào mực. Sau mỗi lần sử dụng phải rửa bút thật sạch bằng nước lã, không nên để bút bị khô hoặc ngâm bút quá lâu trong thố rửa mực, ngọn bút sẽ bị cong. Sau khi rửa, vuốt bút thật nhọn và treo ngược lên giá cho đến khi bút khô có thể cất vào hũ đựng bút.
Bút sử dụng càng lâu, càng mềm tạo cảm giác quen tay, khi sử dụng sẽ linh hoạt, nếu bảo quản kỹ sẽ sử dụng được lâu không phải thay bút mới. Trong quá trình sử dụng nếu có sợi lông nào bị tưa ra thì nên dùng kéo cắt đi, không nên bức bằng tay hoặc giật ngược ra sau tránh làm ảnh hưởng đến những phần lông còn lại.
Trích Thư pháp Việt lý thuyết và thực hành của Đăng Học.

thực hành thư pháp việt | bút lông viết thư pháp

BÚT PHÁP (Những căn bản đầu tiên khi luyện tập viết thư pháp)

BÚT PHÁP (Những căn bản đầu tiên khi luyện tập viết thư pháp)


Khi sáng tác một tác phẩm thư pháp chúng ta cần có nhưng kỹ thuật và kỹ xảo. Kỹ xảo là những xảo thuật giúp ta tạo được những đường nét trái thường, hoặc đó là những bí quyết riêng... Kỹ thuật vận bút (Bút pháp) là những kỹ thuật căn bản nhất, phổ biến nhất và quan trọng nhất cho những ai mới làm quen hay tập luyện viết thư pháp. Khi tập luyện tập bút pháp giúp ta từng bước làm quen được với cách diều khiển ngọn bút lông và bắt nó thể hiện theo ý mình. Có người không thông qua bút pháp nhưng vẫn viết chữ, khi đó chỉ là viết đại, viết thiếu phương pháp thiếu bài bản, đườnng nét thể hiện có khi đạt khi không vì thiếu nền tảng ban đầu, nét chữ thể hiện sẽ không chắc và mạnh mẽ. Khi viết chữ hoặc vẽ tranh thuỷ mặc đều phải lấy bút lông làm công cụ chính và đường nét là hình thức thể hiện. Khi đưa một nét hoặc chấm một chấm, nhấc bút lên khi nhanh khi chậm, chuyển hướng bút hoặc thu bút…Tất cả những sự biến hoá trong lúc vận bút gọi là bút pháp.


Bút pháp trong thư pháp Hán có các kỹ pháp căn bản sau mà theo chúng tôi có thể ứng dụng khi viết thư pháp Việt:

1. Phương Bút: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi đầu (khởi bút) và kết thúc (thâu bút) của một nét khi di chuyển, tạo nét gấp khúc để lộ ra góc cạnh rõ rệt gọi là phương bút. Khi ứng dụng bút pháp phương bút, ngọn bút phải nằm nghiên sử dụng thiên phong hành bút.
thư pháp việt tập viết phương bút















Phần khởi đầu của một nét có góc cạnh
thư pháp việt tập viết chữ thư pháp | học thư pháp miễn phíĐể bút nghiên và chạm vào mặt giấy
 tập viết thư pháp việt theo phương bút
cạnh của ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy và kéo sang bên phải
thư pháp việt theo kiểu tàng phong









khi kéo sang bên phải có thể nhấc bút lên từ từ tạo một góc nhọn hoặc vẫn để bút nằm ngang tạo góc cạnh khi thâu bút
thư pháp việt theo viên bút


Nét cơ bản để luyện tập phương bút
2. Viên Bút: Kỹ thuật điều khiển ngọn bút sao cho phần khởi bút và thâu bút của một nét có dạng tròn và không tạo ra góc cạnh, Khi sử dụng bút pháp này thì tay phải cầm bút thẳng vuông góc với mặt giấy











Phần khời bút có dạng tròn

Chạm ngọn bút vào mặt giấy và di chuyển bút ngược lại với hướng của nét (hồi bút) tạo một cạnh tròn
Sau đó đưa bút về đúng hướng của nét muốn viết

Đặt thân bút nằm xuống mặt giấy và cán bút hơi nghiên hướng về phần kết thúc của nét và xòe ngọn bút ra cho vừa bằng với độ rộng của đường tròn vừa tạo


Kéo thẳng ngọn bút đến điểm kết thúc.

Nét cơ bản để luyện tập Viên bút

* Đối với bút pháp viên bút thâu bút thì ta không cần phải dùng kỹ thuật hồi bút, chỉ cần đưa ngọn bút đến điểm kết thúc và ngừng lại, khi đó ta nhấc bút lên, phần bụng bút sẽ tạo cho phần kết thúc của một nét có dạng tròn.

3. Lộ Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao cho phần khời bút và thâu bút để lộ rõ phần nhọn của bút. Ứng dụng nhiều trong các nét móc. (lộ là thể hiện ra, phong nghĩa là ngọn bút)

Phần khởi bút của một nét có dạng nhọn, Đưa ngọn bút di chuyển theo hướng của nét và chàm từ từ và đều đặn vào mặt giấy sẽ tạo một nét nhọn tự nhiên từ nhỏ đến lớn và ngược lại cho phần thâu bút, rút bút từ từ và đều khỏi mặt giấy.

Nét cơ bản để luyện tập lộ phong

4. Tàng Phong: Là phương pháp điều khiển ngọn bút sao giấu đi phần nhọn của ngọn bút, khi viết phải hồi bút như viên bút nhưng nét tạo ra không tròn mà hơi có góc cạnh. Đây là Bút pháp khó nhất, khi viết hoàn chỉn nét tàng phong sẽ giống như chữ Nhất của Trung Hoa mà ai muốn kuyện tập thư pháp phải khổ luyện rất lâu. Ứng ụng tàng phong vào những nét sổ nét ngang thì trông nét sẽ đầy đặn mạnh mẽ và uy lực.


Phần khởi bút của nét không để lộ phần nhọn của ngọn bút và tạo ra gó cạnh cho nét


đặt ngọn bút chạm nhẹ vào mặt giấy

Hồi bút theo hướng ngược lại của nét và đưa bút lên cao
Attachment:
27 tangphong d.JPG
27 tangphong d.JPG [ 24.12 KB | Viewed 1256 times ]

dùng ngọn bút tạo một cạnh tròn vừa đủ, đừng để cạnh tròn quá dài
Đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy theo hướng xéo và nhấn mạnh, khi đặt cạnh bút nằm xuống, chú ý không rút bút thấp xuống dưới nét

Khi đặt cạnh bút nằm xuống mặt giấy và nhấn mạnh thì phần bụng bút sẽ tạo ra một cạnh tròn khác và kéo cạnh bút sang phải, hơi nhấc nhẹ bút cho dễ di chuyển đồng thời tạo phần khởi bút to hơn bần hành bút.

kéo cạnh bút sang bên phải
đến điểm thâu bút, nét có thể ngang hoặc có thể hơi gợn cong.

Đưa bút đến điểm thâu bút,
giữ cạnh bút nằm xéo tạo một đường xéo phần cuối nét

Rút cạnh bút đứng lên từ từ và chỉ còn ngọn bút tiếp xúc với mặt giấy, sau đó hối bút xuống dưới và ngược trở lại hướng khởi bút

Kết thúc nét và tạo phần thâu bút to hơn phần hành bút

Nét cơ bản để tập tàng phong, nét tàng phong có thể ngang theo hình mẫu hoặc hơi gợn cong


5. Trung Phong: Là phương pháp điều khiển bút sao cho đầu ngọn bút khi di chuyển luôn nằm ở vị trí giữa nét, mực toả đều ra hai bên. Lưu ý phải giữ bút ở tư thế đứng mới thực hiện được kỹ pháp này. Trong quá trình viết chữ, có những nét cong nét vòng hoặc nét lượn... cần phải giữ bút đứng, ngọn bút tiếp xúc nhẹ nhành với mặt giấy ở phần ngọn bút nên ta cần ứng dụng và luyện tập trung phong.
(Trung là chính giữa)


Bút vuông góc với mặt giấy

Nét cơ bản để luyện trung phong.
*lưu ý, khi luyện tập nét này thì phải dùng viên bút khởi bút, sau đó di chuyển ngọn bút theo chiều ngang và khi chuyển bút xuống dưới cần xoay nhẹ bút.

6. Thiên Phong: Là phương pháp điều khiển bút mà ngọn bút và cán bút được giữ nghiên.Phần cạnh bút sẽ tiếp xúc với mặt giấy để tạo ra đường nét. Nét bút được chia ra làm hai phần, phần được tạo ra từ ngọn bút và phần được tạo từ bụng bút. Cho nên độ mực của hai bên sẽ không đều, bên nhiều bên ít.
(thiên nghĩa là nghiên về một bên)


Bút được giữ nghiên và cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy.
học thư pháp online | tự học thư pháp

Nét cơ bản để luyện tập thiên phong
Chú ý: dùng phương bút khởi bút, giữ cạnh bút tiếp xúc với mặt giấy và thực hiện hết nét đến khi hế mực

7. Đề và Án: Còn được gọi là nhả và nhấn. Đề là nâng ngọn bút lên khi sắp dừng một chữ hoặc chuyển bút sang một nét mới. Án là ấn bút xuống để tạo trọng tâm hoặc do thế bút.
Đề và án là hai hoạt động linh hoạt và liên tục khi vận bút, để tạo nét to nét nhỏ, độ dày mỏng đậm nhạt cho chữ.

8. Chuyển và Chiết: Chuyển là di động ngọn bút trên mặt giấy, khi chuyển bút chỉ chuyển cánh tay, ngón tay cầm bút và cán bút cố định. Bút đang di chuyển phải đổi hướng để tạo thành góc gọi là chiết.

9. Đốn và Tổn: Ngưng bút mà hơi ấn xuống gọi là đốn. Bút đang di chuyển mà hơi ấn xuống gọi là tổn.

10. Xoay bút: Trong khi vận bút di chuyển các ngón tay giữ thân bút sao cho bút xoay nhẹ, kết hợp khi di chuyển bút để tạo nét chấm tròn. Trong trường hợp ngọn bút bị tưa nhẹ ra không nhọn thì ta có thể chuyển hướng và xoay bút sao cho ngọn bút túm lạit hật nhọn.

 tự tập viết thư pháp

11. Liên bút: Là kỹ pháp được dùng nhiều trong phong thể và biến thể, các nét được liên kết với nhau liên tục, đôi khi ta viết một chữ hoặc nhiều chữ chỉ với một nét bút (Một nét bút chỉ được tính là liên kết các ký tự chính trong chữ, phần dấu có thể thêm bởi một nét riêng). Có chữ ta viết luôn cả phần dấu và ký tự chính chỉ với một nét. Khi liên bút kết nối giữa các nét sẽ có những nét thừa ( không phải là nét chính của chữ) nét này phải được viết thật nhỏ không được phép to bằng nét chính.



thư pháp tập luyện | viết thư pháp chữ


Bút pháp là nền tảng để ta sáng tạo chữ viết, không nhất thiết phải ứng dụng tất cả bút pháp vào sáng tác, có thể có những kỹ xảo khác nhưng khi luyện tập hoặc giảng dạy nên luyện tập và hướng dẫn bút pháp cho thật tốt thay vì chỉ tập gạch ngang , gạch dọc và vẽ nét vòng theo như cách nhiều người giảng dạy lâu nay. Những ai đã viết thư pháp, đã có kinh nghiệm nên nghiên cứu bút pháp để hiểu những kỹ thuật mà mình đang viết bởi vì hầu hết chúng ta đều ứng dụng nhưng không biết, đồng thời nên luyện lại những bút pháp mà ta chưa biết hoặc chưa từng xử dụng sẽ giúp chữ ta ngày càng biến hóa và sống động hơn.

Cách cầm bút viết Thư Pháp

Cầm bút sao cho bút vuông góc với mặt giấy, khi viết các ngón tay và cổ tay phải thoải mái không gồng cứng. Lưng thẳng, vai giữ nằm ngang và thả lỏng. Nên tập cho mình một thói quen để giấy song song với cạnh bàn và vai, không nên để tờ giấy xéo và xoay người sang để viết. Với tác phẩm có kích thước vừa phải khi chuyển bút chỉ di chuyển các ngón tay, cổ tay, khủy tay chứ không di chuyển vai và toàn thân. Tuỳ vào loại giấy, độ đặc lỏng của mực và thể chữ mà bạn chọn cho mình tốc độ viết phù hợp. Đừng quan niệm rằng viết thư pháp phải viết thật nhanh mới hay. Công phu cầm viết nằm ở chỗ tay thật vững, không run, khi tay vững thì bạn có thể viết chữ to hay chữ nhỏ chỉ với một cây bút.
Khi viết, tay nhấc lên cao không chạm mặt giấy gọi là Không Bút. Khi viết tay chạm mặt giấy thì gọi là Tì Bút
- NGŨ CHỈ CHẤP BÚT: Đây là cách cầm bút thông dụng và phổ biến nhất.
Giữ thân bút bằng ba ngón tay, ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Đầu ngón tay cái áp sát vào thân bút, đầu ngón trỏ và ngón giữa áp sát vào thân bút theo phía đối diện với ngón cái. Phần móng tay của ngón áp út tựa nhẹ vào thân bút và ngón út không chạm vào thân bút mà tựa nhẹ vào ngón áp út.


Chú ý ngón áp út và ngón út không để cong quẹo hoặc chạm vào lòng bàn tay. Các ngón tay phải giữ bút chắc chắn, lòng bàn tay phải rỗng. Cổ tay phải thăng bằng và cánh tay luôn giữ ở tư thế treo.
Các bạn nên nhớ rằng cầm bút cao hay thấp và cầm theo cách nào cho phù hợp còn tuỳ thuộc vào thể chữ và kích thước của tác phẩm.
- CÁC CÁCH CẦM BÚT KHÁC
. Cách cầm đơn giản nhất là giữ sao cho các ngón tay nằm một bên thân bút và ngón trỏ nằm ở phía ngược lại.


. Khi viết chữ với kích thước nhỏ bạn có thể tựa nhẹ cánh tay vào cạnh bàn, chống nhẹ ngón tay út vào giấy hoặc kê cổ tay lên một thanh gỗ hay mu bàn tay trái.
Khi mới tập viết, có người luyện kỹ pháp không bút trước, cách này tốn nhiều thời gian và đòi hỏi công phu tập luyện cao. Nếu bạn thành thạo kỹ pháp không bút thì bạn đã dàng điều khiển bút theo các kỹ pháp khác. Ngược lại, nếu bạn luyện kỹ pháp tì bút trước thì bạn dễ làm quen và điều khiển bút nhanh hơn. Nhưng sau này bạn muốn luyện sang kỹ pháp không bút sẽ gặp nhiều trở ngại, bạn thấy không quen tay, mất kiên nhẫn và mau chán nản. Như vậy sẽ gây hạn chế rất lớn cho công việc sáng tác của bạn sau này.


Tư thế viết:
- Ngồi viết: Tùy theo chiều cao của mỗi người và diện tích của nơi viết chữ mà bạn có thể chọn cho mình một bộ bàn ghế thích hợp và thoải mái để viết.
- Đứng viết: Tức là bạn vẫn dùng bàn để viết nhưng không dùng ghế để viết cho thật thoải mái.
_ Ngồi xếp bằng: Lúc này bạn sử dụng bàn thấp và ngồi xếp bằng dưới đất hoặc có thể ngồi trên một chiếc gối nhỏ.Tư thế này có tầm nhìn vừa phải, không quá gần như khi sử dụng ghế mà cũng không quá xa khi đứng viết.
- Bò nghiêng: Các bạn dễ thấy hình ảnh này khi xem những tranh ảnh về những cụ đồ ngày xưa, đây là tư thế tạm thời vì các cụ chỉ viết trong mấy ngày xuân ngắn ngủi, không tiện mang theo bàn ghế. Ở tư thế này nếu viết chữ đại tự thì các cụ ngồi thẳng lưng mà viết, trong trường hợp viết các câu đối thì các cụ duỗi dài người lên phía trước.
- Quỳ gối viết: Ở tư thế này thì hai gối các bạn phải chạm đất và tay trái chống thẳng, rất tiện khi viết chữ to.
- Đứng viết lên vách: Khi các bạn phải viết tác phẩm lên một tấm vách cố định thì ta dùng tư thế này. Giữ tầm mắt vừa phải và tập trung vào nội dung đang thể hiện.
* Dù bạn viết ở bất kỳ tư thế nào đi nữa thì nên giữ cơ thể thăng bằng và thoải mái. Nếu ngồi ghế thì hai bàn chân phải song song nhau và chạm vào mặt đất. Vai luôn giữ ngang và cột sống phải thẳng, nếu không dễ gây tật gù lưng và nhức mỏi cho chúng ta sau này, cũng như không thể ngồi viết lâu được. Nếu trong trường hợp vận bút có gì trở ngại, bạn nên kiểm tra lại tư thế và cách cầm bút, nếu mọi thứ ổn định và đúng cách mà đường bút vẫn chưa đạt thì bạn nên nghỉ ngơi.


Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Dia chi mua va hoc dung cu viet thu phap

http://enbac.com/Ha-Noi/Sach-Van-phong-pham/p1796175/But-long-trong-Thu-phap-long-but-mem-muot-hoi-phong-tot-gia-ca-cuc-ky-uu-dai.html
HCM
http://thuphapvn.com/index.php?page=detail_product&id=197
hoc:
http://muabantranh.com/kien-thuc-hoi-hoa/489-HOC-THU-PHAP-O-DAU.html
http://thuphapquanglinh.com/hoc-viet-thu-phap-voi-quang-linh-ong-do-15-nam-kinh-nghiem/
http://phatgiao.org.vn/trong-nuoc/201403/Ha-Noi-Khai-giang-lop-chu-Han-va-Thu-phap-tai-Thien-Truc-co-tu-13789/
hoc cuoi tuan
http://vietnam.vnanet.vn/vnp/vi-vn/13/109366/van-hoa-xa-hoi/lop-thu-phap-o-chua-nhan-my.html